Công Việc Chăm Sóc Khách Hàng Là Gì? Các Tiêu Chí Cụ Thể

Mỗi doanh nghiệp đều có cho mình một hoặc nhiều bộ phận chăm sóc khách hàng. Đây được xem là lực lượng nhân viên nòng cốt; có tác động trực tiếp đến trải nghiệm khách hàng; cùng với đó là doanh thu của công ty. Các tiêu chí công việc của chăm sóc khách hàng có những yêu cầu cụ thể và rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu được rằng công việc chính của nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Công việc nhân viên chăm sóc khách hàng có những mô tả cụ thể nào? Cùng đón xem ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

Công việc chăm sóc khách hàng là gì?

Công việc chính của nhân viên chăm sóc khách hàng là toàn bộ những công việc diễn ra nhằm mục đích đưa ra giải pháp; giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả; hoặc có thể đảm bảo vượt quá mong đợi đó. Để có thể làm tốt được các công việc này, nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải có kiến thức; biết lắng nghe những tâm tư của khách; bên cạnh đó là phải tìm hiểu được nguyên nhân cũng như mục đích cuối cùng.
Và từ đó, họ sẽ phải xây dựng được giải pháp hiệu quả nhất; bên cạnh đó là phù hợp nhất với tính chất của công ty.
Doanh nghiệp nếu như muốn giữ khách và thu hút khách hàng; các bạn cần phải chú trọng trong việc đầu tư quy trình; cùng với đó là kế hoạch chăm sóc khách hàng. Cần phải xem công việc chăm sóc khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng để có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ; cùng với đó là vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Dù rằng sản phẩm của bạn có chưa đạt được tiêu chuẩn; thế nhưng công ty có một chế độ bán hàng, tư vấn và chăm sóc khách hàng tuyệt vời thì vẫn được đánh giá rất tốt.

công việc chăm sóc khách hàng
Khi đó, khách hàng sẽ sẵn sàng quay trở lại để tiếp tục những trải nghiệm

Mô tả công việc chăm sóc khách hàng chi tiết

  • Đây là vị trí được xem như đầu mối tiếp nhận; cùng với đó là xử lý mọi feedback của khách hàng.
  • Tiến hành lên kế hoạch thăm hỏi những tệp khách hàng thân thiết, khách VIP…
  • Phối hợp cùng với nhân sự bộ phận Marketing để triển khai những kế hoạch quảng cáo hay khuyến mãi…
  • Chủ động tiến hành tặng quà cho khách vào những dịp lễ, Tết…
  • Xây dựng các kênh truyền thông để khách hàng có thể tiếp cận; cùng với đó là cập nhật các thông tin sản phẩm; các dịch vụ; các chương trình khuyến mãi…
  • Thiết lập và triển khai khảo sát cũng như đo lường mức độ hài lòng của khách về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; từ đó đưa ra được những phương pháp điều chỉnh và quy trình hợp lý nhất.
công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng
Những tiêu chí đánh giá nhân viên chăm sóc khách hàng được dựa vào các phương pháp; thời gian cũng như về kết quả giải quyết vấn đề

Tiêu chuẩn cụ thể của quy trình chăm sóc khách hàng

Khách hàng là thượng đế: Trong một môi trường dịch vụ, khách hàng chính là nhân tố quan trọng nhất. Dù rằng các bạn có gặp phải khách hàng khó tính; người làm dịch vụ cần phải giảm bớt cái tôi; phải biết nói lời xin lỗi ngay cả khi bạn không phải trực tiếp gây nên chuyện đó. Để có được cho mình một cách thể hiện tốt nhất; các bạn có thể tham khảo tại bài viết tại đây!
Thấu hiểu được tâm lý khách hàng: Mỗi khách hàng sẽ có cho mình những tiêu chuẩn riêng đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ. Nếu như các bạn theo dõi và tìm hiểu được tâm lý của họ; các bạn sẽ có được cho mình những cơ hội và cách thuyết phục khách hàng tốt nhất; để họ quyết định tiếp tục sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của công ty mình.
Sẵn sàng lắng nghe và phản hồi nhanh chóng: Chỉ khi nào bạn sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận đầy đủ những thông tin của khách hàng; các bạn mới có thể hiểu được khách hàng của mình đang gặp phải những vấn đề gì. Khi đó bạn sẽ đề xuất và đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Dù rằng khách hàng có liên hệ đến bạn bằng hình thức nào đi chăng nữa (điện thoại, email, fax, mạng xã hội hay trực tiếp…); các nhân viên làm công việc chăm sóc khách hàng cũng cần phải nhiệt tình lắng nghe và trả lời.
Phải chịu trách nhiệm trong công việc: Kết quả hoạt động của bất kỳ một công ty hay doanh nghiệp nào cũng xuất phát từ 2 chiều. Và nếu như các bạn muốn khách hàng tin tưởng và tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình; chính các bạn phải quan tâm đến khách hàng của mình. Hãy đặt mục tiêu trang bị và phát huy những kỹ năng chăm sóc khách hàng của mình một cách có trách nhiệm nhất. Từ đó các bạn sẽ xây dựng được lòng tin nơi khách hàng.
Phải linh hoạt trong tương tác: Việc chúng ta duy trì liên lạc giữa doanh nghiệp và khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy được quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, mỗi khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu doanh nghiệp của bạn.

công việc của chăm sóc khách hàng
Tuy nhiên, nhân viên chăm sóc cần làm việc đúng bổn phận duy trì dành cho mình. Hãy tránh tình trạng làm phiền khách hàng quá mức

Lời kết về công việc chăm sóc khách hàng

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những tiêu chí cụ thể của công việc chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Và nếu doanh nghiệp của bạn cần một dịch vụ chăm sóc khách hàng thuê ngoài chuyên nghiệp nhất; hãy liên hệ ngay hôm nay với BECARE để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!